Chia sẻ phương pháp kiểm tra nhanh chất lượng phanh ABS

Cách kiểm tra nhanh chất lượng của phanh ABS

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu cách kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô cơ bản nhất. Và hôm nay, đến với bài viết này, các bạn hãy cùng Garage Ô Tô Vương Phát đến với bài phương pháp kiểm tra nhanh chất lượng của phanh ABS, chúng ta cùng bắt đầu ngay bây giờ.

Các bước kiểm tra phanh ABS tổng quát:

Bước 1: Thực hiện nhả phanh tay.

Bước 2: Bật ON chìa khoá điện, lúc này các bạn sẽ thấy đèn cảnh báo báo ABS sẽ sáng lên sau vài giây rồi tắt (Lưu ý: Nếu phanh tay chưa nhả thì đèn báo phanh không tắt). Tuy nhiên, khi các bạn nhả phanh tay nhưng đèn ABS vẫn báo sáng thì chắc chắn hệ thống đang gặp vấn đề.

Chia sẻ phương pháp kiểm tra nhanh chất lượng phanh ABS 1

Bước 3: Các bạn thực hiện đạp phanh chân, lúc này bạn để ý thì cả hai đèn báo hiệu đều sáng và sẽ tắt ngay khi các bạn nhả bàn đạp phanh.

Bước 4: Thực hiện tiếp đạp phanh đồng thời nhồi liên tục nhiều lần với hành trình lực đạp bằng nhau. Các bạn để ý, nếu bàn đạp phanh mềm dần và lún sâu thì chứng tỏ hệ thống đang có dấu hiệu rò rỉ dầu phanh, hoặc có khí lọt vào hệ thống.

Bước 5: Tiếp tục đạp phanh thật mạnh và giữ lực phanh này một lúc, nếu thấy bàn đạp phanh đi xuống và đồng thời đèn báo phanh không sáng ngay, mà phải đợi một lúc mới sáng đèn thì rất có thể hệ thống đang bị rò rỉ dầu hay xilanh thủy lực đang hỏng phớt.

Bước 6: Nếu ô tô mà bạn đang sửa chữa có sử dụng bộ trợ lực chân không, thì các bạn kiểm tra theo phương pháp sau:

Kiểm tra phanh ô tô có bộ trợ lực chân không

Bước 1: Khi động cơ nổ máy, các bạn đạp lên bàn đạp phanh 1 lực vừa đủ và giữ nguyên lực chân đồng thời cho động cơ nổ máy. Nếu thấy bàn đạp phanh đi xuống một đoạn nhỏ thì hệ thống trợ lực chân không đang làm việc tốt.

Bước 2: Chạy thử xe, nếu có cảm giác bị hẫng chân phanh, mất cảm giá đạp phanh, điều này chứng tỏ van trợ lực chân không trên xe đã bị mòn, quá nở, nứt hoặc đã hư hỏng. Hiện tượng mất cảm giác đạp phanh có thể là do vị trí van trợ lực chân không đang bị sai lệch.

 

Chia sẻ phương pháp kiểm tra nhanh chất lượng phanh ABS 2

Bước 3: Khi sửa chữa ô tô trên những xe động cơ xăng có chế hoà khí, nếu thấy khó nổ máy hoặc mất khả năng chạy ở tốc độ thấp thì có thể chúng đã bị hở đường chân không. Bộ trợ lực chân không sẽ làm việc tốt khi dừng xe và tắt máy và vẫn duy trì hiệu quả trong 2 đến 3 lần đạp tiếp theo.

Bước 4: Các bạn cho xe chạy với vận tốc khoảng 30 km/h, khi đạp phanh cảm giác thấy êm không bị giật, quãng đường phanh tính từ khi đạp chỉ khoảng từ 10m – 15m hoặc cho chạy với tốc độ 40 km/h mà khi đạp phanh vẫn êm dịu và ở chân không có cảm giác rung hay lệch hướng chuyển động thì chứng tỏ hệ thống phanh đang hoạt động tốt.

Lời kết: Chúc các bạn có những kiến thức thực sự bổ ích với bài viết này, đừng quên ghé thăm Ô Tô Vương Phát thường xuyên để cập nhật những thông tin và những kiến thức mới nhất về sửa chữa ô tô đời mới nhé!.